Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp Hatacomec Hotline: 0845216333

Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp Hatacomec Tìm kiếm
Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp HatacomecTài khoản
Nấm đông trùng và quy trình nuôi cấy đông trùng chuẩn xác
27/04/2021

Nấm đông trùng và quy trình nuôi cấy đông trùng chuẩn xác

Trong các loại dược phẩm từ tự nhiên thì nấm đông trùng luôn nằm trong danh sách top đầu mang lại nhiều công dụng cho người dùng nhất. Dòng nấm này không chỉ có trong tự nhiên. Hiện nay các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành tự nuôi cấy loài nấm này. Dưới đây là quy trình tiến hành sản xuất nấm đông trùng nhân tạo hiệu quả nhất.

Nấm đông trùng hạ thảo là gì?

Nấm đông trùng hạ thảo là nấm đông dược được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc và Tây Tạng. Sản phẩm có tên khoa học là Cordycep Sinensis. Đông trùng hạ thảo thực chất là một sản phẩm dưới dạng ký sinh của nấm Cordyceps Sinensis trên cơ thể của dòng sâu non Thitarodes. Dòng thực phẩm này có chứa các hoạt chất sinh học cao.

Tìm hiểu về nấm đông trùng hạ thảo

Quá trình hình thành loại nấm đông trùng hạ thảo này như sau:

  • Một loại bướm thuộc chi Viette sau khi đẻ trứng sẽ nở thành sâu non > ấu trùng này sẽ vùi mình dưới đất tơi xốp vào đất.
  • Ở trên các vùng núi sẽ xuất hiện một loại nấm Ophiocordyceps Sinensis bắt đầu ký sinh trên cơ thể của ấu trùng đó.
  • Khi những dòng ấu trùng đó vô tình ăn phải bào tử nấm thì sợi nấm sẽ phát triển mạnh trong cơ thể sâu > Sợi nấm xâm chiếm vào các mô của sâu, lấy hết chất dinh dưỡng trong đó và làm sâu chết.
  • Sau khi mùa đông kết thúc thì nấm bắt đầu hình thành và mọc ra khỏi cơ thể sâu > phát triển dưới dạng nấm > hình thành nên dòng nấm đông trùng hạ thảo sau một thời gian.

Quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Hiện nay nhiều cơ sở đã tự sản xuất và nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Các sản phẩm nhân tạo này cũng chứa thành phần dinh dưỡng tương tự như nấm tự nhiên. Quy trình nuôi cấy nấm đông trùng được tiến hành lần lượt theo 4 giai đoạn: nuôi sợi; tạo giá thể; nuôi giá thể; thu hoạch.

      Chuẩn bị phòng nuôi

Phòng nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Diện tích đảm bảo được đúng với số lượng nấm
  • Cần phải được vô trùng tuyệt đối, đảm bảo đầy đủ nguồn ánh sáng, không gian thoáng mát
  • Hệ thống phun sương tạo độ ẩm ở mức 70 - 85%
  • Hệ thống giữ nhiệt độ ổn định 18 - 20 độ
  • Trang bị đầy đủ hệ thống bình nuôi, giá đặt lọ

      Chuẩn bị giá thể nấm đạt tiêu chuẩn

Để quá trình nuôi cấy nấm đạt được kết quả cao nhất thì bước này cần được tiến hành đúng và đảm bảo.

  • Xay nhuyễn gạo lứt, nước dừa; một số vi lượng cần thiết và nhộng tằm theo tỉ lệ 1.5:5:1.2
  • cho vào lọ thủy tinh đã được khử trùng sạch sẽ > hấp thanh trùng trong vòng 2 giờ

Quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

      Tiến hành giai đoạn nuôi cấy nấm

Để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, thì giai đoạn này cần được tiến hành theo quy trình khép kín.

  • Nuôi sợi: Tiến hành đưa các bình thủy tinh vào môi trường có độ ẩm 75% và nhiệt độ 25 độ C. Thời gian nuôi sợi là 15 - 20 ngày cho tới khi đông trùng hạ thảo ăn kín toàn bộ bề mặt.
  • Tạo quả thể: Ở bước này nên mở cửa phòng 2 lần mỗi ngày để không khí trong phòng được thông thoáng. Giai đoạn này là lúc nấm bắt đầu mọc li ti rồi. Cần chú ý thay đổi nhiệt độ 22 độ C và độ ẩm 80%.
  • Nuôi quả thể: Giai đoạn này nấm cần được tiếp nhận ánh sáng 12h/ngày,  mức nhiệt 18 độ C với độ ẩm 85%. Theo dõi sát sao trong từng ngày để kiểm tra xem nấm có hỏng không, để xử lý kịp thời, tránh lây lan.
  • Thu hoạch: Khi bào tử nấm đã chuyển sang màu vàng đậm là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Chỉ cần mở nắp bình và dùng kéo cắt  sát xuống mặt cơ hoặc dùng panh kẹp để thu hoạch. Người nuôi cũng có thể tận dụng các bình còn nguồn cơ chất để tiếp tục cho những lần nuôi cấy tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: 

Sử dụng nấm đông trùng mang đến những lợi ích gì

Loại dược phẩm quý giá này đang được sử dụng ở nhiều quốc gia để tăng sức đề kháng cho sức khỏe. Vậy cụ thể lợi ích sử dụng nấm đông trùng hạ thảo là gì?

Lợi ích của nấm đông trùng hạ thảo

  • Giúp cơ thể kháng viêm và tăng đề kháng: Trong nấm có chứa chất cordyceps là một thành phần giúp kháng viêm hiệu quả. Khi chất này đi vào cơ thể và tiếp xúc với các tế bào sẽ sản sinh ra một lượng protein nhất định, làm giảm đi các độc tố bên trong.
  • Bổ sung dưỡng chất cho người bị suy nhược cơ thể: Vitamin A; B1; C; B2 và B12 kích thích quá trình ăn uống, tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng. Có thể kết hợp nấm đông trùng trong các món ăn hàng ngày như hầm, nấu cháo,... để dễ ăn hơn.
  • GIúp cải thiện trí nhớ và phát triển não bộ: Nấm giúp làm tăng các chất như  superoxide effutase và glutathione, có tác dụng giúp cải thiện sự suy giảm chức năng tinh thần. Vì vậy sản phẩm có thể dùng cho trẻ em.

Tìm hiểu Đông trùng hạ thảo Hatacomec tươi nguyên hộp nuôi cấy

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình tiến hành nuôi cấy nấm đông trùng. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm để quá trình sản xuất nấm đạt hiệu quả cao.

BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Đang cập nhật...

Đọc tiếp

Hình ảnh Đông trùng hạ thảo Hatacomec

Bài viết liên quan

Trẻ em có nên uống đông trùng hạ thảo không

Đã có rất nhiều bậc phụ huynh tìm tới đông trùng hạ thảo với mong muốn bổ sung cho con để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc trẻ em có nên uống đông trùng hạ thảo không và cách dùng, l...

Nên uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào thì tốt nhất?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý được biết đến với khả năng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể rất hiệu quả cũng như giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh lý trong đó có bệnh ...

Giải đáp thắc mắc: Dùng đông trùng hạ thảo loại nào tốt?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý được nhiều người biết đến với những công dụng to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh lý trong đó có c...

Facebook Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp Hatacomec Zalo Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp Hatacomec Messenger Đông Trùng Hạ Thảo Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Lâm Nghiệp Hatacomec